Bạn có muốn thưởng thức một ly cà phê sạch?

Liên hệ ngay với Cà Phê Ri

Mở một quán cà phê – P1


Mở quán cà phê chắc hẳn là một dự định đầu tư hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng và nghiêm túc, chủ quán sẽ gặp phải rất nhiều câu hỏi và vấn đề nảy sinh dẫn đến thất bại ngay từ lúc mới thành lập. Vậy hãy cùng Cà Phê Ri tìm hiểu những 12 bước cơ bản cho người mới bắt đầu nhé.

PHẦN 1: LÊN Ý TƯỞNG CHO MỘT QUÁN CÀ PHÊ

Bước 1: Nghiên cứu thị trường & khách hàng tiềm năng

Để bắt đầu thực hiện bất kì một ý tưởng kinh doanh trong bất kì ngành nghề nào, bạn cũng phải tìm hiểu thị trường mà mình sắp hướng đến để tìm ra hướng đi phù hợp cho quán cà phê của mình. 

Sai lầm lớn nhất mà chủ quán hay mắc phải chính là sự chủ quan. Khi mới bắt đầu, chủ quán thường có một phong cách và định hướng sơ khai dựa trên sở thích của cá nhân, từ đó bắt đầu triển khai mà không màng đến thị hiếu của khách hàng. Với những trường hợp như thế, nếu may mắn thì sở thích của chủ quán sẽ phù hợp với khách hàng, còn nếu không thì sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản rất nhanh chóng. 

Nhưng bài toán kinh doanh và tài chính không thể nào 100% dựa vào vận may, vì thế nên chủ quán phải thực sự nghiêm túc khảo sát thị trường và khách hàng, nghiên cứu và đúc kết những thông tin đó để củng cố cho quyết định của mình.

Những yếu tố – những câu hỏi mà chủ quán phải trả lời được sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường & khách hàng tiềm năng:

  • Thị trường: 
    • Đối thủ là ai?
    • Họ bán những gì?
    • Giá cả bao nhiêu?
    • Ở đâu?
    • Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của họ là gì?
  • Khách hàng tiềm năng:
    • Khách hàng mà quán ta hướng tới là gì?
    • Độ tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống?
    • Khả năng chi trả & thói quen chi tiêu?
    • Sở thích & thói quen cà phê
    • Mong muốn
Laptop with graphics on a desk Free Photo

Những thông tin này có thể được tổng hợp qua cách trực tiếp (phỏng vấn, trắc nghiệm, v.v) hoặc gián tiếp (các nghiên cứu & khảo sát có sẵn về ngành hàng cà phê). Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng các kênh digital như Bảng biểu Google (Google Form), Survey Monkey để tiết kiệm nhân lực và đạt được kết quả khảo sát lớn hơn so với những công cụ truyền thống. Mục tiêu trong giai đoạn này chính là thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt vì điều này sẽ giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về thị trường và khách hàng tiềm năng. 

Bước 2: Lên ý tưởng cho quán cà phê

Sau khi thực hiện bước 1 và đã có cái nhìn bao quát về thị trường, nắm bắt được nhu cầu cà phê mà khách hàng hướng đến, bước 2 chính là lên ý tưởng kinh doanh cho quán cà phê của mình. Đây là bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro tài chính cho người đầu tư sau này. 

Group of casually dressed business people discussing ideas in the office. Free Photo

Trong vài năm qua, có rất nhiều xu hướng cà phê đã du cập đến Việt Nam, kéo theo nhiều cơ hội cũng như rủi ro. Nhiều quán cà phê đã phải tuyên bố phá sản và đóng cửa sau vài tháng hay 1 năm hoạt động vì họ đã mắc phải một sai lầm vô cùng lớn: quán của họ không giải quyết được nhu cầu bền vững của người dùng mà chỉ tiếp cận những sở thích nhất thời của khách hàng. Khi sở thích của khách hàng không còn nữa, điều đó đồng nghĩa với việc quán cà phê của bạn cũng … “giải tán” theo.

Điều cần làm để cân bằng giữa sự phát triển bền vững của quán và cập nhật những xu hướng mới theo sở thích của khách hàng đó chính là xác định rõ giá trị cốt lõi của quán bạn, thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của người dùng và nắm bắt được xu hướng của thị trường hiện tại. Những điều này nghe có vẻ trừu tượng nhưng thật ra cũng khá đơn giản nếu bạn nắm rõ . Đầu tiên, bạn phải phác hoạ rõ nét ý tưởng kinh doanh của mình dựa theo những gợi ý sau:

  • Bán cái gì? Cho ai?
  • Định vị thương hiệu là gì?
  • Mô hình kinh doanh của bạn có gì khác biệt?
  • Mở quán mới hay nhượng quyền?
Group of diverse people having a business meeting Free Photo

Hãy hình dung thật chi tiết sau khi mở quán cafe, quán của bạn sẽ phục vụ theo phong cách dịch vụ nào, cho ai. Hoặc nếu bạn rất tâm đắc một thương hiệu cà phê nổi tiếng nào, bạn cũng có thể tìm hiểu về các chính sách nhượng quyền. Bên cạnh đó, bạn cũng phải hiểu rằng chúng ta không thể mở một quán cà phê phù hợp với thị hiếu và sở thích của tất cả mọi khách hàng. Vì thế nên, việc xác định nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn muốn hướng đến, từ đó lựa chọn điểm mạnh bán hàng độc nhất (Unique Selling Point) của mình để chiếm được sự quan tâm của khách hàng. 

Đây chính là 2 bước đầu tiên mà bạn nhất định phải thực hiện khi nghiêm túc đầu tư và khởi nghiệp với mô hình quán cà phê. Cùng theo dõi và tìm hiểu những bước tiếp theo trong những bài viết sắp tới trong loạt bài “Các bước cơ bản để mở một quán cà phê” cùng Ri nhé!

Bài viết liên quan